Từ xa xưa liệu pháp ngâm mông đã trở thành một bài thuốc giúp chị em phụ nữ cải thiện sức khỏe và sắc đẹp tự nhiên đặc biệt xua tan nỗi lo về những căn bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Hôm nay Mộc Vân sẽ chia sẻ và đúc kết các vấn liên quan đến vật dụng quan trọng nhất của thực hành ngâm mông: chậu ngâm mông
Những lưu ý khi chọn chậu ngâm mông
Tôi từng trò chuyện với một bà cụ lớn tuổi. Khi giới thiệu với bà về liệu pháp ngâm mông vì tôi nghe bà than phiền về chứng tiểu đêm, tê lạnh chân tay và thường xuyên bị cảm vặt. Bà sực nhớ rằng lúc trẻ bà cũng được mách cho phương pháp này. Bà cũng đã đi tìm một cái chậu vừa vặn, đã từng đặt một xưởng chuyên làm thùng gỗ nhưng họ từ chối. Loay hoay nhưng vì chưa tìm được một chiếc chậu hợp ý nên bà từ bỏ ý định ngâm mông luôn.
Đối với tôi, chuyện ngâm mông nó đơn giản lắm. Miễn là nó tiện và phù hợp với điều kiện sinh hoạt của chính bản thân là được. Không cần đợi để đến một chiếc chậu hoàn hảo để thực hành ngâm mông, mà chỉ cần đáp ứng được một số nguyên tắc cơ bản của ngâm mông như là:
- Nước ngâm mông nên ngập tới rốn để phát huy hết tác dụng
- Chậu dễ dàng vệ sinh và dễ di chuyển
Có 2 loại chậu ngâm mông thường được sử dụng là: Chậu gỗ và chậu nhựa. Chúng ta cùng tìm hiểu ưu nhược điểm của từng loại nhé
Chậu gỗ ngâm mông

Chậu gỗ ngâm mông thường được làm từ gỗ cao cấp chịu nhiệt cao như: Gỗ thông, sồi, gỗ pơmu. Có nhiều kích thước để lựa chọn để phù hợp cho từng kích thước cơ thể người ngâm. Chậu gỗ ngâm mông giữ nhiệt tốt hơn và tạo cảm giác ngồi chắc chăn hơn hẳn so với các loại chậu khác. Một ưu điểm khác của chậu gỗ ngâm mông đó là khá bền với thời gian.
Tuy nhiên chậu gỗ ngâm mông khá nặng, khó di chuyển và khá chiếm diện tích. Điều kiện bảo quản chậu gỗ cũng khá khắt khe để giữ được chất lượng chậu được bền lâu. Thêm vào đó chậu gỗ có giá khá cao. Tuỳ kích thước và chất liệu gỗ sẽ có giá khác nhau, giao động từ 400.000đ – 1.500.000đ.
Chậu nhựa

Chậu nhựa ngâm mông được làm bằng nhựa tổng hợp chịu nhiệt tốt giúp bạn thoải mái khi sử dụng. an toàn cao, không sợ bị vỡ hay bể trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, khi sử dụng lâu sẽ dẫn đến bào mòn và có thể gây hại đến sức khoẻ của người sử dụng.
Chất liệu nhựa sẽ nhẹ hơn rất nhiều so với chất liệu được làm bằng gỗ. Nêu chậu nhựa sẽ dễ dàng di chuyển hơn cho người sử dụng. Chậu nhựa cũng có giá rẻ cho những người chưa có đủ điều kiện sử dụng chậu gỗ.
Hướng dẫn sử dụng ngâm mông
Đầu tiên hãy chuẩn bị nước ngâm, đổ nước ấm vừa đủ sao cho khi ngồi xuống thì nước dâng lên ngập rốn của bạn. Ngồi và để chân tay ra ngoài bồn. Nếu sợ lạnh có thể phủ lên mình bạn 1 tấm khăn tắm vải bông cho ấm.
Thực hiện ngâm từ 15->20 phút, lau khô mình rồi ngồi lên giường và ngủ. Ngâm mông thường nên thực hiện trước khi đi ngủ. Còn nếu bạn thực hiện vào ban ngày thì nên nghỉ từ 30 phút đến 1 tiếng trước khi làm việc.
Bạn nên chọn chỗ kín gió nhưng không quá bí không khí. Hãy đảm bảo khi ngâm mông chân bạn được khô ráo kể cả sau khi ngâm mông. Nên chú ý không cho chân chạm nước lạnh.
Nên có một chiếc nhiệt kế đo độ nóng của nước ở khoảng 43-46 độ. Trong thời tiết mùa đông, bạn có thể tăng lên 1-2 độ.
Nên kết hợp nước ngâm mông với các loại thảo dược. Ngâm mông nước ấm thường được kết hợp với các nguyên liệu dễ kiếm.
Những lưu ý khi sử dụng chậu ngâm mông bằng gỗ
Chậu gỗ khi mua về, bạn nên để nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để gỗ không bị co ngót làm nứt hở cong vênh mà gây hỏng chậu.
Khi mang chậu ra sử dụng thì chúng ta nên đổ nước mát vào chậu trước, sau đó mới cho nước nóng vào. Vì nếu dội ngay nước nóng ở nhiệt độ quá cao (nhiệt độ nước ngâm mông bình thường chỉ khoảng 45oC) thì dễ làm hỏng lớp sơn bóng bên ngoài.
Sau khi sử dụng xong, chúng ta xả hết nước bẩn. Sau đó để chậu nơi khô ráo thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp.
Xem thêm Hướng dẫn chi tiết cách ngâm mông